More

    Phía sau tiếng đàn Kurt Cobain trong Smells Like Teen Spirit

    11 tháng 1 năm 1992, một ban nhạc trẻ với album thứ 2 trong sự nghiệp của mình đã đánh bật được “ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson khỏi vị trí #1 Billboard 200, cũng như thay đổi hoàn toàn cả thập kỉ 90s bằng thứ nhạc grunge thô ráp của mình. Bạn đoán đúng rồi đó, chính là Nirvana cùng album Nevermind của mình chứ ai nữa?

    Vươn lên từ scene nhạc grunge Seattle, có được sự chấp nhận của cả mainstream lẫn giới underground alternative cũng như nhạc punk. Phần lớn công lao phải kể đến khả năng pha trộn tuyệt vời của Nirvana, sử dụng những chất liệu cực kì đa dạng. Như tiêu biểu nhất là ca khúc mở đầu cho album – Smells Like Teen Spirit.

    Năng lượng thô ráp của punk, tiếng distortion mạnh mẽ của thrash và giai điệu cực catchy thậm chí còn hơi… pop? Họ đã sắp xếp một cách cực kỳ khéo léo để làm vừa lòng mọi loại người nghe ở một mặt nào đó. Chính Kurt cobain cũng từng tự hào mình học về sự tương phản “Mềm mại nhẹ nhàng, rồi ầm ĩ điên loạn” từ ban nhạc Pixies và đã áp dụng thành công.

    Kurt Cobain và Kim Deal của Pixies.

    Trước khi bước vào phòng thu của Sound City để bắt đầu thu âm, Kurt Cobain đã quyết định một giải pháp đơn giản và hiệu quả kết hợp giữa preamp Mesa/Boogie Studio, power amp Crown Power Base 2 và vào cabinet Marshall 4×12. Tất cả để tạo ra nguồn output cực kì mạnh mẽ.

    Vậy nhưng thay vì sử dụng channel lead của Mesa/Boogie, vốn nhiều gain tới mức những hạt gain trở nên cực kì mượt mà, anh lại quyết định sử dụng channel rhythm đặt ở mức gần như clean và dùng pedal huyền thoại Boss DS-1 Distortion để làm gain chính.

    Cục DS-1 đã góp phần lớn tạo nên tiếng đàn đặc trưng của Kurt.

    Ngoài ra để tạo ra sự rung động đầy “ảo ma” trong tiếng đàn của mình, Kurt Cobain sử dụng pedal nhỏ mà có võ EHX Small Clone Chorus. Chiếc pedal này được bật gần như toàn bộ ở các phân đoạn clean, cũng như kết hợp với DS-1 ở phần pre-chorus và solo.

    Đều là những thiết bị không phải quá khó kiếm, nhưng tại sao tiếng đàn ấy lại trở nên khác biệt tới vậy? Điểm mấu chốt là track guitar đã được overdub rất nhiều lần, mỗi lớp lại pan một cách khác nhau dẫn tới khả năng trải rộng và “nhấn chìm” khán giả vô cùng hiệu quả.

    Việc này phải đặc biệt kể tới công của mixing engineer Andy Wallace (người được Kurt đặc biệt lựa chọn từ một danh sách dài dằng dặc vì ông đã từng làm việc với Slayer trước đó). Chính Andy cũng là người đã nắn EQ cho từng track với midrange cao được đẩy lên 2.5-3kHz và cắt bớt 1kHz-500Hz ở midrange thấp.

    Andy Wallace, một trong những bậc thầy mixing tới cả hiện tại.

    Dẫu xuất hiện trên MV với cây Fender Mustang, cây guitar được Kurt Cobain sử dụng trong bản thu lại là một cây Fender Stratocaster Nhật Bản với cần rosewood và pickup Seymour Duncan JB tại vị trí bridge. Cây đàn được lắp dây Dean Markley Nickel Steel .010-.052/Standard

    Vậy thì những thông số cụ thể thế nào? Chúng ta sẽ có

    GUITAR: ’90s Japanese Fender Stratocaster cần rosewood và Seymour Duncan JB (bridge pickup), Volume: 10


    AMPS: Mesa/Boogie Studio preamp (Rhythm channel, Volume: 6, Master: 5, Treble: 6, Bass: 3, Middle: 8, Reverb: 0, Rhythm Bright: On)
    EQ: In, 80: +3, 240: -2, 750: 0, 2200: +5, 6600: +3
    Crown Power Base 2 power amp
    Marshall 1960B 4×12 cabinet loa Celestion G12T-75

    EFFECTS: Boss DS-1 (Tone: 4, Level: 10, Distortion: 7)
    Electro-Harmonix Small Clone (Rate: 5, Depth switch: Up)

    STRINGS/TUNING: Dean Markley Nickel Steel .010-.052/Standard

    Và nếu bạn vẫn tò mò, Kurt sử dụng pick Jim Dunlop Tortex standard .60mm màu da cam trong phòng thu…

    Bài viết mới nhất

    spot_imgspot_img

    Bài viết tương tự

    spot_imgspot_img