More

    Quái vật Frankenstrat – từ vẻ ngoài “chắp vá” tới chất âm kì diệu – Kỳ 3

    Phần 1 tại: http://news.whammybar.com/index.php/2020/05/11/quai-vat-frankenstrat-tu-ve-ngoai-chap-va-toi-chat-am-ki-dieu-ky-1/

    Phần 2 tại: http://news.whammybar.com/index.php/2020/05/15/quai-vat-frankenstrat-tu-ve-ngoai-chap-va-toi-chat-am-ki-dieu-ky-2/

    Đồ chơi mới

    Năm 1975, Ibanez Destroyer trở thành lựa chọn ưa thích cho những người khát khao chất âm cũng như vẻ đẹp của Gibson Explorer nhưng… túi tiền eo hẹp. Ibanez Destroyer cũng có chất âm không tồi, nếu không muốn nói là tốt hơn tầm giá rất nhiều.

    Ơ quen quen…?

    Eddie Van Halen mua cây Destroyer của mình vào khoảng năm 1975, nhưng tới 1977 khi cây đàn mới được ra mắt công chúng tại Starwood Nightclub, Hollywood, sau khi Eddie đã nghịch ngợm chán chê. Đây cũng là cây đàn hiếm hoi của Eddie mà dáng “khù khoằm” hơn truyền thống.

    Những cây Destroyer thời đó được finish với màu Amber, với mong muốn body gỗ Sen Nhật ấy có thể giả vờ mình là gỗ Korina giống cây Gibson Explorer. Eddie đã sơn lại toàn bộ cây đàn tới cả headstock màu trắng. Bộ knob “top hat” kiểu truyền thống được đổi sang knob dáng Strat và phần bridge màu chrome được đổi sang mạ vàng.

    Cây Destroyer được Eddie sử dụng rất nhiều trong phòng thu, đặc biệt là album Van Halen song song với cây Frankenstrat để đa dạng hóa âm sắc của mình.

    Như ‘Runnin with the Devil’, ‘Feel your Love Tonight’ và ‘On Fire’, cây Ibanez Destroyer có thể tạo ra những âm thanh mà Frankenstrat không thể với chất âm béo, dày cục súc của mình.

    Đoạn âm quẹt pick nghe như mài vào hàng rào sắt ở phần mở đầu ‘Running with the Devil’ hay phần giả kill-switch trong ‘You Really Got Me’ là một ví dụ, vì Frankenstrat chỉ có 1 pickup duy nhất hoạt động thôi…

    “Tôi dùng cây này trong mọi bài không có phần dùng cần nhún, như ‘You Really Got Me’ chẳng hạn, chẳng nhớ lúc đấy lắp pickup gì nữa vì tôi đổi suốt ngày, nhưng đấy là trước khi tôi chặt nó ra”

    Ủa, chặt ? Đúng vậy bạn không đọc nhầm đâu.

    Cá mập lên bờ

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi thu xong album đầu tay, Eddie quyết định dùng thời gian rảnh rỗi ấy để “mổ xẻ” cây Destroyer.

    Đầu tiên đương nhiên là vứt pickguard đi và sơn lại thành màu đỏ-trắng-đen ưa thích rồi, sau đó Eddie thay hết núm thành núm kiểu Lespaul, thay pickup và đổi pot sang loại dải rộng hơn nhưng cảm thấy thế là chưa đủ.

    Eddie đã kiếm một chiếc cưa máy và cưa luôn cây đàn ra, sau đó móc 2 chiếc tăng đơ vào chỗ đã cắt.

    Sung sướng với thành quả của mình khi cây đàn nhìn ngầu như một con cá mập hung dữ vậy, nhưng Eddie không ngờ rằng…

    Lên bờ xong biến thành cá mắc cạn

    Sau khi cắt cả mảng gỗ to bằng cái đầu mình, Eddie háo hức hoàn thành các công đoạn khác để có thể ghép cây đàn hoàn chỉnh lại chơi.

    Nhưng ngay khi nốt nhạc đầu tiên vang lên, Eddie nhận ra mình chơi dại quá rồi.

    Sau khi mất đi tới 1/4 trọng lượng cũng như bị phá vỡ sự liền mạch của khối gỗ, chất âm béo dày hung dữ của Cá Mập trở nên cụt ngủn, yếu ớt phành phạch. Dù có chỉnh kiểu gì, thậm chí dán lại khối gỗ vào thì cây Ibanez Destroyer ấy cũng không bao giờ tìm lại được chất âm của mình nữa.

    Cực chẳng đã, sau vài lần xuất hiện ngắn ngủi trên sân khấu thì cây đàn phải về hưu non. Dẫu vậy, cây Ibanez Destroyer “Shark” vẫn là cây đàn được rất nhiều người hâm mộ ưa thích, cũng như chính Van Halen cũng luôn yêu quý cây đàn này. Thậm chí sau này, Eddie chụp cho bìa album “Women and Children First” cũng cầm cây đàn theo, nhưng ngậm ngùi bước vào phòng thu với… Frankenstrat.

    Tạm biệt, Cá mập biển khơi…

    Bài viết mới nhất

    spot_imgspot_img

    Bài viết tương tự

    spot_imgspot_img