More

    I Don’t Know Why You Say Goodbye: Hồi kết của The Beatles

    “Tại sao một thứ đẹp đẽ và không thể lu mờ trước thời gian như The Beatles lại phải kết thúc?” – những người yêu nhạc trên toàn thế giới vẫn không ngừng tự hỏi từ bấy lâu nay. 

    Paul McCartney là người đầu tiên lên tiếng về cái tin tức chẳng mấy vui vẻ này. Ông đã than khóc cho sự tan rã của band nhạc từ tháng 9 năm 1969 khi ông và các thành viên khác trong band tổ chức đôi ba cuộc họp để cân nhắc về tương lai sau khi hoàn thành album Abbey Road. 

    Trong buổi nói chuyện đầu tiên được tổ chức vào ngày 8/9 tại trụ sở của Apple trên đường Savile Row, London, nhóm đã rơi vào bế tắc khi ba người sáng tác chính của band: McCartney, John Lennon và George Harrison đã thất bại trong nỗ lực phân chia “lãnh địa” của mỗi người trong album tiếp theo nhằm đạt được sự đồng thuận của các bên. 

    Chưa tới 2 tuần sau, Lennon tuyên bố với những người khác và quản lý kinh doanh khét tiếng của họ – Allen Klein rằng ông muốn “một cuộc ly hôn”. 

    “Ý anh gì vậy?” – McCartney sửng sốt hỏi

    “Cái nhóm này kết thúc rồi” – Lennon đáp. “Tôi sẽ rời band.”

    McCartney nhớ lại: “Lúc đó, mọi người ai cũng sốc tái mặt, ngoại trừ John, người tươi tỉnh hơn cả. Việc này làm tôi nhớ lại lúc tôi nói với Cynthia rằng tôi muốn ly hôn. Khá thú vị.” 

    Về phần mình, Klein nhanh chóng can thiệp, khuyên nhủ mọi người tuyệt đối giữ bí mật về các kế hoạch tức thì của nhóm bởi vì anh ta đang đàm phán một thỏa thuận mới đầy lợi nhuận với Capitol Records. 

    Hóa ra, không phải ai cũng tin vào quyết định của Lennon. Harrison cho rằng hành vi này đơn giản chỉ là một màn kịch nhằm thu hút sự chú ý của mọi người mà thôi. “Ai cũng cố gắng rời khỏi nhóm vào lúc này hay lúc khác thế nên chẳng có gì mới mẻ cả.” Về phần mình, Harrison cũng đã có ý định rời band vào tháng 1 nhưng đã nhanh chóng được dỗ dành trở lại ngay sau đó. 

    Trong những tháng tiếp theo, Lennon tỏ ra rất bình thường và công khai những suy đoán của mình về tương lai các dự án của The Beatles với truyền thông. Không lâu sau cuộc họp ngày 20/9, anh đã thông báo với Melody Maker’s Richard Williams rằng “vấn đề ở đây là chúng tôi có quá nhiều chất liệu. George viết một đống, tới mức chúng tôi có thể ra một album đôi mỗi tháng nhưng nó quá khó để sản xuất. Sau khi Get Back (album sau này trở thành Let It Be) được tung ra vào tháng 1, chúng tôi có thể sẽ quay trở lại studio và thu âm một album mới. Chỉ tiếc là chúng tôi không thể ra nhiều album một cách nhanh hơn nữa.” 

    Những bình luận của Lennon có lẽ đã cho thấy rằng anh ta đang cố gắng diễn theo Klein trong một vở kịch bí mật hoặc có khi Harrison đã đúng, Lennon chỉ đang thu hút sự chú ý mà thôi. Nhưng nhiều tháng trôi qua, khi 1969 kết thúc thì sự cần thiết phải đưa ra bất khi loại thông báo nào dường như trở nên vô nghĩa vào năm 1970.

    Có một câu chuyện phía sau hậu trường mà có vẻ như các thành viên khác của The Beatles đều không biết: McCartney đã trải qua một hành trình không hề dễ dàng. Ban đầu, anh mòn mỏi trong trạng thái phủ nhận về số phận của band nhạc, hy vọng rằng họ sẽ thành công trong việc định hướng lại con tàu sáng lập. Cùng với sự giúp đỡ của người vợ – Linda, cuối cùng, anh cũng xoay xở để thoát khỏi tình trạng vật lộn trong say xỉn để trở lại với công việc sáng tạo âm nhạc. Đến tháng 4 năm đó, McCartney đã hoàn thành album solo đầu tay của mình với tác phẩm nổi bật “Maybe I’m Amazed” và đã tới lúc để giới thiệu LP mới ra thị trường. 

    Đó là lúc mọi thứ xảy ra. McCartney sau này nhớ lại, “Tôi đã nói chuyện với Peter Brown từ Apple và hỏi anh ta về việc chúng tôi sẽ thông báo với truyền thông ra sao về album này. Tôi nói rằng mình chẳng muốn làm việc này chút nào, cái việc nói sự thật ấy nhưng anh ấy bảo rằng chúng ta buộc phải làm thôi. “Tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi và anh chỉ cần viết câu trả lời ra thôi. Sau đó, chúng ta sẽ phát hành thông cáo báo chí.” Ừ thì, tất nhiên, cái cách mà nó xuất hiện giống như nó được đặc biệt thiết kế bởi chính tôi vậy”

    Ngày 4/10 năm 1970, màn kịch câm hỏi-đáp của Brown và McCartney đã được đưa lên mặt báo. Cánh báo chí từ khắp nơi trên thế giới đã đặt ra hai câu hỏi dường như ấn định số phận của band nhạc: 

    “Q: Anh có kế hoạch ra album hay single mới với The Beatles không?

    A: Không…

    Q: Anh có nghĩ rằng, Lennon-McCartney sẽ trở thành một mối quan hệ đối tác sáng tác tích cực vào một thời điểm nào đó trong tương lai không?

    A: Không.”  

    Không bỏ lỡ thời cơ, tờ Daily Mirror – chính tờ nhật báo đã thổi phồng sự khởi đầu của một “hội chứng cuồng The Beatles” (Bealtemania) vào tháng 10 năm 1963 đã lợi dụng sự thừa nhận của McCartney để viết dòng tít vào ngày 10/4: “Paul rời The Beatles!”

    Theo Lennon, McCartney đã gọi anh vào buổi chiều hôm đó sau khi tin tức lan đi khắp nơi. 

    “Tôi đang làm đúng những gì anh và Yoko đã làm.” – McCartney nói 

    “Tốt thôi, trên tinh thần thì đấy mới là chúng ta” – Lennon đáp trả

    Thế là hết hồi kết của band nhạc vĩ đại nhất mà lịch sử âm nhạc từng biết đến. Tuy nhiên sau khi McCartney rời band, những lời đồn đoán về khả năng tái hợp của band nhạc này vẫn được nhắc tới trong suốt những năm 70. Phải tới khi vụ ám sát Lennon xảy ra vào tháng 10 năm 1980 thì những lời kêu gọi tái hợp mới thực sự ngừng hẳn. 

    Về phần Beatles, Derek Taylor, nhà báo của Apple đã phát hành một thông cáo báo chí về vấn đề tương lai của ban nhạc vào tháng 4 năm 1970, viết, báo Spring Spring ở đây và Leeds chơi Chelsea vào ngày mai, và Ringo [Starr] và John và George và Paul vẫn còn sống và tốt và tràn đầy hy vọng. Thế giới vẫn quay cuồng và chúng tôi cũng vậy và bạn cũng vậy. Khi quá trình quay dừng lại – đó sẽ là thời gian để lo lắng. Không phải trước đây. Cho đến lúc đó, The Beatles vẫn sống tốt và Beat vẫn tiếp tục, Beat vẫn tiếp tục.

    Về phần The Beatles, phải tới tháng 4 năm 1971, nhà báo của Apple – Derek Taylor mới phát hành một thông cáo báo chí về tương lai của band nhạc. Thông báo viết rằng: “Mùa xuân đã tới và Leeds sẽ đấu với Chelsea vào ngày mai. Ringo (Starr), John, George và Paul vẫn sống tốt và tràn đầy hy vọng. Trái đất vẫn quay và chúng ta cũng vậy. Khi những vòng quay kết thúc, đó mới lúc chúng ta phải lo lắng. Cho tới lúc ấy thì The Beatles sẽ vẫn mãi tồn tại và những giai điệu sẽ vẫn tiếp tục. Nhưng giai điệu sẽ vẫn tiếp tục.” 

    Theo một cách riêng, Lennon đã cố gắng mang tới hồi kết cho binh đoàn người hâm mộ với trái tim tan vỡ của band bằng cách chia sẻ rằng: “Sự tan rã là một điều rất tự nhiên, chẳng phải một thảm họa kinh hoàng. Mọi người cứ nói mãi về việc này như thể trái đất sẽ kết thúc vậy. Chúng tôi chỉ đơn giản là một nhóm nhạc rock đã tan rã, chẳng có gì quá quan trọng cả. Bạn biết không, bạn có thể hồi tưởng tới chúng tôi bằng tất cả các bản thu âm cũ đó.” 

    Tất nhiên, Lennon đã đúng. Âm nhạc vượt thời gian của The Bealtes vẫn vang vọng khắp nơi với âm hưởng của sự lạc quan, ấm áp qua bao thập kỉ. Đây mới chính là điều đã khẳng định sự hiện diện của họ trong lòng mỗi người hâm mộ từ những ngày đầu tiên. 

    Bài viết mới nhất

    spot_imgspot_img

    Bài viết tương tự

    spot_imgspot_img