More

    Kỉ niệm 35 năm ngày Wham! trở thành ban nhạc phương Tây đầu tiên biểu diễn tại Trung Quốc

    Cho tới ngày hôm nay, “Careless Whisper” vẫn là giai điệu bất hủ trên toàn cầu, và còn hơn thế nữa tại Trung Quốc khi bạn có thể bắt gặp giọng ca của Geogre Michael từ khắp những hang cùng ngõ hẻm thôn quê cho tới cao ốc trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Khó có thể tin được, những ca từ ấy từng là thứ xa lạ như thế nào tại đất nước tỉ dân.

    Tháng 4 năm 1985, vượt qua 2 ban nhạc QueenRolling Stones, bộ đôi Wham! gồm Geogre Michael và Andrew Ridgely đã trở thành ban nhạc phương Tây đầu tiên biểu diễn tại Trung Quốc. Để buổi hòa nhạc này có thể diễn ra, quản lý của Wham! là Simon Napier-Bell đã dành 18 tháng đàm phán một thỏa thuận biểu diễn với các quan chức Trung Quốc thời ấy, những người coi nhạc pop là “tầm thường dơ bẩn.” Napier-Bell thuyết phục thật lâu rằng việc đưa Bắc Kinh và Quảng Châu vào chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của Wham! sẽ chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn chào đón những vị khách đến thăm và giúp thu hút đầu tư từ nước ngoài.

    Bộ đôi Wham! đi thăm Vạn Lý Trường Thành.

    Trong khoảng đầu đến giữa những năm 1980, Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn khôi phục lại sau nhiều năm cô lập và hỗn loạn về văn hóa. Mặc dù những nhận thức tiêu cực của xã hội về âm nhạc hiện đại thời ấy tại Trung Quốc đã khiến những người trẻ tuổi khó lòng kiếm được vé vào xem và cảnh sát cũng không khuyến khích người dân hát hay nhảy theo nhạc, Napier-Bell chia sẻ rằng một số khán giả người Trung Quốc cuối cũng vẫn “hòa theo nhịp điệu, thậm chí học được cách hú lên khi George hay Andrew lắc hông.” Họ đã chứng kiến những thứ thậm chí chưa từng tưởng tượng ra bao giờ trong đời.

    Khoảng hơn 15.000 khán giả đã đến buổi hòa nhạc để lắng nghe George Michael và Andrew Ridgely biểu diễn những bản hit như “Wake Me Up Before You Go-Go,” “Bad Boys” và “Careless Whisper” tại Nhà thi đấu Công nhân ở Bắc Kinh. Đặc biệt rằng giá vé không hề rẻ, khoảng từ 5 đến 30 Nhân Dân Tệ (1/3 thu nhập trung bình hàng tháng thời đó), đi kèm với điều kiện cần có 1 “văn kiện giới thiệu” của người quản lý khu vực người mua vé thường trú (tức trưởng thôn, trưởng xã ?) mới được mua vé.

    Nhà thi đấu Công Nhân chật cứng khán giả.

    Khán giả mua vé được tặng 1 băng cassette đặc biệt gồm 5 ca khúc của Wham! ở 1 mặt và bản cover lại 5 ca khúc ấy bằng tiếng Trung qua giọng ca nữ ca sĩ Cheng Fangyuan.
    “Tiếng loa rất to, bùm bùm bùm, vượt qua mọi giới hạn âm thanh mà tôi từng được nghe” ca sỹ Cheng Fangyuan hồi tưởng lại “Những buổi biểu diễn ca nhạc của người Trung Quốc chúng tôi chẳng bao giờ ồn ã đến thế. Trái tim tôi đã nhảy ra khỏi lồng ngực.”

    Không chỉ tác động tới thế hệ khán giả ấy, Wham! còn để lại dấu ấn sâu đậm và thay đổi hoàn toàn âm nhạc Trung Quốc. Trong buổi biểu diễn ấy, dưới hàng ghế khán giả có nhà soạn nhạc Quách Phong Thành và ca sĩ nhạc rock Thôi Kiện, người hay được gọi dưới cái tên “Cha đẻ của rock Trung Quốc” với hàng loạt vụ lộn xộn cùng chính quyền.
    1 năm sau, Quách Phong Thành cho ra đời ca khúc “Cho thế giới tràn ngập yêu thương” trở thành bản pop hit được ưa thích khắp Trung Quốc. 1 thời gian sau, Quách Phong Thành tổ chức concert tại chính sân khấu nơi mình lần đầu nhìn thấy Wham!, mời cả Thôi Kiện.
    Đêm ấy, Thôi Kiện lần đầu biểu diễn ca khúc “Nothing To My Name”, mà sau ấy được lấy làm ca khúc cho đoàn biểu tình phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.

    Bài viết mới nhất

    spot_imgspot_img

    Bài viết tương tự

    spot_imgspot_img